Cách Chọn Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khuyên (Phần 2)
Để dánh giá được âm thanh tất nhiên là ko dễ nhưng tiêu chuẩn của một giọng hót có thể chia ra là âm thanh và giai điệu. Hồi líu dài hay ngắn có đảo giọng hay không? Có những con 1 hồi ( 1 mỏ ) líu từ 5-6 "tiếng" (tiếng ở đây nghĩa là một âm thanh phát ra) sẽ khác với những con líu hồi 10-15 tiếng. Có những con chỉ líu một hồi không hề đảo. Hồi líu và giọng líu như vậy giai điệu nghe sẽ có đôi chút đơn điệu và gây nhàm chán. Với chim thi đấu thì lại là chuyện kh& #225;c. Nghệ nhân thường thích những chú siêng líu (mau mỏ) và chịu đấu. Mỗi mỏ chỉ cần đạt điểm - tức là 1 lần mở mỏ được 5 -7 tiếng. Như vậy chú chim sẽ không hao tổn sức lực.
Về phong cách líu của một con khuyên hay thì được chia làm một số loại cơ bản sau.
- Líu nhiều ( treo lên là líu liên tục, nghỉ 10-15 giây lại líu ngay )
- Líu dài ( có những con líu 15 tới trên 20 tiếng 1 mỏ )
- Líu đanh ( tiếng líu to, rõ, vang, giật và gắt )
- Âm sắc giai điệu phong phú ( thường xuyên đảo giọng, kết hợp những âm thanh khác nhau, âm vực cũng khác nhau....như giọng choè, giọng sâu, giọng mi...)
- Và nếu một con khuyên mà hộ tụ được nhiều yếu tố trên, thì phẩm chất của nó càng đáng quý !
CÁCH LÀM CÁM CHO CHIM KHUYÊN
Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng khi bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:
- Cào cào non. Châu chấu cơm
- Bột đậu xanh trộn trứng.
- Thỉnh thoảng cho ăn thêm hoa quả.
Cào cào non là món ăn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng trêm dưới 5 con là đủ,hoặc nếu cho ăn rế thì khoảng 1-2 con trên một ngày.Tuỳ từng thời điểm mà ta cho số lượng khác nhau. Cào cào và rế được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt (có bạn tại các cửa hàng bán lồng chim). Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng.
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
C 1. Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2 giờ, vớt ra đãi vỏ sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Đậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gà (hoặc vịt ) và một thìa "café" đường trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, có thể bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, đảo đều tay, cho đến lúc bột tơi, và ráo nước.
Dùng dụng cụ xay thành dạng viên nhỏ, bằng đầu tăm có thể to hơn 1 chút .Cho vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
C2. Trộn theo tỷ lệ 1/6 ( tức là 1lạng đỗ xanh thì cho 6 lòng đỏ trứng gà luộc).trứng gà luộc lên chỉ lấy lòng đỏ.Đỗ xanh bỏ vỏ, đồ lên như xôi xéo bóp nhuyễn với lòng đỏ trứng gà và 1 chén mật ong. Nếu vào đợt thay lông cần tẩm bổ thêm thì mua thêm 2 lạng nhộng về sao khô cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn trộn cùng cám.Trộn cùng và bóp tơi cám. Dây bột và ép cho thành những viên nhỏ cho vào chảo bắc lên bếp nhỏ lửa đảo đều tay sao cho vàng ươm chín tới, c 43; mùi thơm là được. Hoặc làm theo cách là cho vào nồi cơm điện.
Cho ra tờ báo để cho nguội bớt và đổ cám vào hộp kín bảo quản
Mà có 1 cách khác ko sợ sao cám bị cháy là đảo trên 1 cái chảo gang trong có sỉ than đã giã nhỏ rồi cho cám lên sao trên tờ giấy bản. Có 2 ưu điểm là:
- là cám khó bị cháy.
- giấy bản còn có nhiệm vụ hút nhưng chất dầu.
C3. Đậu xanh 1 lạng đồ chín. Trứng gà sống lấy lòng đỏ, tỷ lệ từ 2 đến 15 lòng.
Cho lòng đỏ vào trộn đều với đỗ xanh cộng 1-2 thìa "café" đường và sấy khô. Cách sấy khô tiện nhất là để một nồi nhỏ đựng nước phía dưới đun cho hơi nước bốc lên và phía trên để nồi to hơn hoặc mâm đựng cám. Như thế rất khó bị cháy. Khi nào khô thì cho vào máy sinh tố xay nhỏ. Đem đảo lại và cho thêm khoảng một thìa "café" mật ong (tỷ lệ này mỗi người không giống nhau, miễn là ổn định). Đảo cho mật ong trộn đều với cám và khô là xong. *Chú ý đứng cho mật ong sớm (khi cám đang nóng) vì dễ cháy và mất chất.
Nếu khi khuyên thay lông thì không nên cho ăn sâu khô, còn muốn kích cho căng thì cho thêm sâu khô nhưng khi chim phải ráo lông mới tốt.
Một điều hết sức lưu ý: Đó là việc cám cho khuyên chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại cám,dành cho chim khuyên. Một trong những loại mà nghệ nhân hay dùng thì có thể nói tới cám Thuý Tuấn, Tuấn cóng...
Ngoài hoàng khuyên và khuyên mơ là đột biến, thì còn có một số các đặc điểm khác cũng rất đa dạng, được cho rất đẹp và của khuyên. Các bạn mới chơi đừng bỏ qua, để sở hữu được một chú khuyên lạ .
Có nhiều đặc điểm như : Mỏ vênh , mỏ quặp (như chim hút mật), mỏ ngắn hay còn gọi là mỏ sẻ, mắt bên trắng bên đen, mắt hồng, mắt đen, mắt trắng, đầu bướu, hót chuyện xoè đuôi, líu xoè. Hoặc xoè cứng ...Có những con đuôi rất ngắn chỉ khoảng 1 cm trông cũng rất độc đáo. Và còn rất nhiều điểm đẹp và lạ mắt khác của một con khuyên.
Một kinh nghiệm bắt chim xòe đuôi khi líu. Bạn hãy chọn những con có 2 lớp đuôi.Để ý các con líu xòe thường đuôi rất dày và có 2 lớp. 2 lớp ở đây không phải là 2 tầng đuôi mà là khi đuôi con chim ép lại chúng ta có thể nhận thấy 2 lớp rõ ràng. Hoặc lúc đứng cầu lưng hơi gù và đuôi thường quặp vào cầu. Vì đến nay hầu hết các con líu xòe nhìn thấy đều có đặc điểm này. Góp thêm cách phân biệt khuyên líu xòe. Các bạn treo lồng khuyên lên cao một ch út và để ý lúc con khuyên ra tiếng gọi đuôi hơi mở ra một chút lý do chúng ra tiếng gọi thì lúc líu cũng rất dễ xòe đuôi. Một cách phân biệt nữa là các chú chim khi đi ị đuôi mở to ra xong rồi cụp vào. Thì khi líu rất dễ xòe đuôi.Dĩ nhiên nó chỉ là kinh nghiệm của mỗi người. Nên cũng có ý kiến rất khác (Những con khuyên đuôi 2 lớp và 2 tâng tỉ lệ líu xòe là rất ít vì đuôi chúng tóp lại khi căng). Để phân biệt khuyên líu xòe, đuôi con khuyên chõe ra giống đuôi cá và đuôi chim én, thì tỉ lệ líu xòe cao hơn. Trong trường hợp này thì đuôi 2 tầng và 2 lớp là cách phân biệt con chim căng hay ko căng mà thôi. Ôi! nghề chơi quả lắm công phu !
NUÔI VÀ CHĂM SÓC CHIM KHUYÊN
Khi 1 chú chim đến ngưỡng của nó, thì nó chẳng sợ con nào cả. Cái khó là làm thế nào để chú chim căng kịch mà không dùng cám tàu (loại cám kích - chim mau líu nhưng cũng mau xuống). Đồng thời điều chỉnh chế độ nuôi của từng giai đoạn trong năm, để duy trì được chú chim 1 cách lâu dài.
Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên sống thì không có gì đáng quan tâm. Nhưng chơi để cho đáng ra chơi, thì là một vấn đề lớn. (Ở đây tôi sẽ chỉ bàn tới thú chơi thuần tuý). Bởi chơi chim không chỉ của riêng ai, không dành riêng cho một tầng lớp, mộtđịa vị nào cả. Chỉ cần bạn có đam mê, có nhiệt huyết. Như vậy thôi là đủ bạn ạ!Đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng !
Quay trở lại về vấn đề đang bàn...
Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông và mọc lông:
Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được. Thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và khoẻ, cùng với các biện pháp đề phòng gió máy.
+ Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).
+ Để đề phòng gió thì nên để những nơi có độ ẩm cao một chút. Yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim.Lúc này nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ, cám có thể tăng thêm trứng (đối với cám đậu xanh) và những thực phẩm có tính mát. Hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tắm nước trong 1 tuần lên. Cũng như các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm (phải sang lồng tắm) Khi đó, làm vệ sinh lồng cho sạch sẽ. Tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Khi chim bắt đầu lên lông trở lại, cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá,vì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó.
Chế độ nuôi chim khi bắt đầu vào lửa :
Trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông, đây là quãng thời gian chim bắt đầu vào lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kích chim có lửa. Chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô...(riêng với bột sâu khô : cho ít ,vì bột sâu khô tính nóng). Khi những chú c him sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa .
Chế độ nuôi chim khi căng lửa :
+ Về dinh dưỡng : chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót, nếu để ý các bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con. Một điều cần chú ý không nên để chim nóng quá,(quá lửa) thường có dấu hiệu dựt lông, máy cánh và bay nhảy rất nhiều, và ít líu. Hoa quả là thứ không thể thiếu khi nuôi khuyên. Không chỉ mùa căng mà mùa nào bạn cũng cần ph̐ 3;i cho ăn. Vì tác dụng của hoa quả là làm cho lông đẹp và rất có lợi cho tiêu hóa của khuyên. Chuối, táo, mã thầy, dưa hấu..vv...
Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng ....
Theo cách dùng hoa quả tốt nhất là nên cho ăn cách ngày và ăn 1 lượng cố định (đừng cho nhiều quá hoặc ít quá ) VD : như chuối bạn có thể cho 1 miếng khoảng = 1 đốt ngón tay, nên thay đổi các loại quả khác nhau, nhất là những loại quả tự nhiên hoang dại
Không nên cho chim uống nước hoa quả thay cho nước thường. Chế độ nuôi khuyên có tốt hay không. Tốt nhất nên nhìn vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành viên và nhỏ chứ không bị nát.
+Về chế độ đi dượt : Trong thời gian vài tuần đầu không nên cho chim đi dượt quá nhiều. 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ...Khi đi dượt, nên để ngoài xa trước cho chim quen không khí. Thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Các nghệ nhân thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn, trước khi vào những trận chiến thật sự. Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không dám líu và có khi là "tịt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sứ ;c mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta quý nhất ở tiếng "líu". Líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục. Khi con chim khi đã thuần thục, và đủ lửa,đây là thời gian người nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất. Khi con chim cất lên tiếng líu, nó đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình ngân lên ngàn khúc ca của núi rừng: có gió, có nắng,có tiếng suối róc rách, thì thầm... Trong cái khoảnh khắc đó, con chim như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa. Mà xứng là một nhạc sỹ tài hoa đang nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.