Cách Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Bổi
Họa Mi là giống chim chỉ sống trong rừng sâu núi cao, cách xa làng mạc nương rẫy, nên chúng lại càng nhút nhát, càng sợ người hơn nữa.
Đã thế, khi lọt vào tay người, chúng còn phải trải qua một cơn hoảng vía; đó là khi bị sa vào lục, vào bẫy để chịu cảnh sống tù túng chật hẹp...
Bẫy bắt Họa Mi bổi thường có hai cách:
- , giống như kiểu lục bẫy Khướu, nhưng nhỏ hơn. Bên trong cũng có chim mồi. Giống Họa Mi vốn hung hăng háu đá nên dễ bị mắc lục.
- : Vòng được làm bằng bộ dài bằng dây cước, máng vào những cành cây mà Họa Mi thường về đậu. Chim sẽ vướng chân hay đầu vào vòng cước và mắc bẫy.
Thợ bẫy chim Họa Mi hầu hét là đồng bào thiểu số vì đối với họ rất tiện việc đi lại vì buôn làng ở gần rừng núi. Mặt khác, họ lại rất rành về địa thế và cách sinh sống của Họa Mi nên dễ đánh bắt. Người miền xuôi mỗi lần đi đánh bắt chim bổi Họa Mi phải mất nhiều thời gian và công khó vất vả hơn, nên chỉ có những người có máu mê lâu lâu mới rủ nhau năm ba người hành nghề một chuyến...
Thứ chim Họa Mi bổi mà thương lái đem vào bán tại các chợ chim Sài Gòn nên gọi là chim bổi 15, vì tính từ ngày bẫy được cho đến ngày mang vào đây bán, chím đã sống với người được mươi lăm ngày rồi. Tất nhiên, đây là những chim Họa mi bổi mạnh khỏe và chịu ăn uống mới sống sót được.
Tuy là bổi lỡ, đã từng được nuôi nhốt, đã chịu ăn "mồi", nhưng nếu ta không biết cách thuần dưỡng chim cũng dễ chết.
Nhiều người than phiền Họa Mi bổi rất khó nuôi, nhiều con đã chịu ăn ở được vài ba tháng, thậm chí còn mở miệng hót lai rai, thế nhưng tự nhiên lại... lăn cù ra chết với thân mình ốm yếu xác ve!
Họa Mi bổi rất nhát người, điều này thì ai cũng biết. Vì vậy, muốn thuần hóa Họa Mi bổi thành công thì việc trước tiên là phải tránh tối đa và dài ngày, đừng để cho chim phải tiếp tục kéo dài sự sợ hãi thêm ra nữa! Phải cố tập cho chim dạn dần, để sớm thích ứng được với môi trường sống mới.
Muốn vậy thì cách tốt nhất trong thời gian vài ba tuần lễ đầu ta phải trùm áo lồng cho chim, và treo vào một nơi thật yên tĩnh để chim được tĩnh dưỡng mà hoàn hồn lại vía!
Chủ nuôi nên cố tránh tới việc tiếp xúc với chim, trừ những lúc quả cần thiết như phải tiếp tế thức ăn nước uống. Mọi việc cần phải thu vén cho nhanh gọn để chim khỏi sợ hãi.
Việc hé dần áo lồng đối với Họa Mi bổi cũng không nên quá gấp gáp. Coi chừng "dục tốc bất đạt" thì nguy! Chim Họa Mi bổi dù đã được nuôi gần một mùa, khi thấy người đến gần chúng cũng hoảng hót trổ lồng bay loạn xạ đến nỗi vỡ đầu sứt trán trông rất thảm thương. Ngay cả chim nuôi được một vài mùa mà có con vẫn còn nhất, nhiều con mang vết sẹo chưa lành trên trán, khiến chủ nuôi phải buồn lòng không ít...
Vì như quí vị đã biết, một khi chúng tích trên đầu do nhát mà ta còn sợ sệt ra đó thì con Họa Mi dù nuôi được cả mùa vẫn phải mang danh là... chim bổi! Mà chim bổi thì giá trị của nó đâu đáng là bao! Chỉ khi lớp da đầu thật sự lành lặn, chim thấy người đến gần không tỏ ra quá nhát nữa, thì lúc đó nó mới được mang danh là chim thuộc, giá trị tăng hơn trước gấp nhiều lần!
Chỉ những chim bổi nào khi sa bẫy mà còn "lửa rừng" tức là trong thời kỳ nó còn căng lửa thì nuôi nó mới mau dạn. Có nhiều con bổi chỉ "đứng lồng" trong vài ngày là đã chịu mỏ miệng hót ngay! Nuôi chim này vẫn phải trùm áo lồng, nhưng từ ngày đầu đã có thể hé dần áo lồng ra để chim có dịp làm quen với khung cảnh chung quanh...
Ta nên tranh thủ thời gian căng lửa này của chim mà tập cho chim mau dạn. Nhưng cũng không nên quá gấp gáp vì dù chịu hót chim cũng vẫn nhát!
Khi bắt tay vào việc nuôi chim bổi, ý muốn của chủ nuôi là mong sao cho chim mau biết ăn thức ăn đặc chế của mình. Vì chỉ khi chim chịu ăn tấm rang trộn trứng thì chủ nuôi mới tin là con Họa Mi này sống được. Con nào chờ mồi là con đó tất phải chết.
Bước đầu nuôi chim bổi, chỉ cầu cho chim chịu ăn mà sống được là đủ mừng. Chim có sống người ta mời nghĩ tiếp đến việc thuần hóa cho con chim mau dạn...
Tuy nhiên, không phải am Họa Mi bổi nào cũng chịu đến cóng để ăn tấm rang trộn trứng cả. Sự nhút nhát đã làm tăng thêm sự hoài nghi trong chúng tăng lên bội phần, cho nên nhiều con Họa Mi bổi thà chết đói chết khát, chứ không hề mở miệng chịu ăn!
Để tránh cho chim khỏi chết đói, hàng ngày ta nên cung cấp đầy đủ cào cào non, có thể cả trứng kiến và sâu tươi để chim được thỏa thuê muốn ăn thứ nào cũng được. Cào cào, sâu tươi và nhất là trứng kiến vốn là những thức ăn thích khẩu của chim rừng các loại, trong đó có cả chim Họa Mi.
Có thể những ngày đầu chim bổi chỉ ăn những thức ăn đạm động vật đó để trừ bữa, mà không thèm ngó ngàng đến cóng tấm gạo rang trộn trứng. Thế nhưng, những ngày sau đó, chim sẽ tập ăn dần, và quen dần,..
Xin được phép nhắc nhở quí vị, khi nuôi Họa Mi bổi (và các giống chim bổi khác) ta đừng vội tự mãn, mà nên thận trọng, vì một khi con chim nuôi chưa thuần thuộc thì nó dễ... trở chứng lắm! Thường do sợ mà chim bị sóc, lơ là việc ăn uống và suy lúc nào không hay. Do đó, dù Họa Mi đã ăn tấm rành, số lượng cào cào dành cho nó mỗi ngày cũng không thể giảm được.
Ngay Họa Mi nuôi thuộc được nhiều mùa mà thiếu cào cào cũng dễ bị suy, đừng nói chi là chim bổi!
Ngoài việc cung cấp thức ăn no đủ và bổ dưỡng như vừa trình bày ở trên, Họa Mi bổi cũng cân được tắm nắng và tắm nước như những chim thuộc khác.
Với Họa Mi không cần phải tắm nắng lâu, độ nửa giờ mỗi ngày là quá đủ. Nhưng phải là nắng sớm, trước chín giờ mới tốt.
Còn việc tắm nước đối với Họa Mi lại rất cần thiết. Nên nhớ đây là giống chim ở xứ lạnh, đem nuôi ở xứ nóng nên chim rất chịu tắm. Mỗi tuần ta nên cho Họa Mi tắm vài ba lần, tắm vào buổi trưa, khi trời đứng gió và không chuyển mưa, để tránh cho chim bị nhiễm lạnh. Càng được tắm nhiều, bộ lông chim càng được mướt mát, tươi tắn, và sức khỏe của chim cũng khá hơn.
Thật ra tắm cóng là một tật xấu, nhưng đây là cách chữa bệnh nên áp dụng tạm thời. Nếu muốn cho chim bỏ tật tắm cóng thì ta chỉ đổ nước lưng chừng cóng cho chim đủ uống mà thôi.
Giống như quí vị đã biết, Hoạ Mi rất khôn. Chúng chỉ tắm nước sạch và nước lành. Bằng chứng cho thấy khi cho chim sang lồng tắm, không có con nào chịu nhảy vào tắm ngay. Chúng chỉ nhảy vòng vòng chung quanh khay nước, sau đó còn cẩn thận nếm thử một đôi lần, ý chừng tìm hiểu xem nước có độc hay không, ấm lạnh thế nào rồi mới chịu tắm. Và khi đã tắm thì chúng say sưa vùng vẫy thỏa thích, chứ không thấy con nào cẩn thận nếm nước như trước nữa.
Họa Mi tắm rất nhanh, mỗi lần tắm độ vài phút là xong. Khi chim nhảy lên cầu đậu để rỉa lông cho khô ráo, ta nên để cho nó nhởn nha một chút, sau đó mới sang lồng trở lại...
Trong khâu chăm sóc này, điều chúng tôi xin được nhấn mạnh thêm, là dù qua thời kỳ chim bổi đi nữa, mỗi đêm ta vẫn chịu khó phủ kín áo lồng để chim ngủ yên giấc. Giống Họa Mi tuy mạnh nhưng rất dễ bị trúng gió dẫn đến việc tử vong như chơi.
Tóm lại, nuôi chim Họa Mi bổi khó ở chỗ là phải chịu khó kiên nhẫn trong viện thuần dưỡng. Con chim vốn đã nhát do sống xa người, lại thêm một lần hoảng hồn bạt vía vì vướng bay. Đã thế, nó lại phải trải qua một đoạn đường di chuyển khá dài trên ngàn cây số thì bảo sao con Họa Mi bổi không sợ người? Con chim đã quá nhát ta không nên làm cho nó phải hoảng loạn thêm. Hãy cố tìm mọi cách giúp chim sớm ổn định được tinh thần, bớt đi được phần lo sợ để ; chịu ăn "mồi" để sớm thích ứng được với môi trường sống mới. Ngoài ra, ta nên cho chim ăn uống no đủ và bổ dưỡng, nhất là không thể thiếu cào cào là thức ăn thích khẩu nhất của Họa Mi...